Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú xử lý thế nào
Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú như thế nào? là vấn đề được sự quan tâm của nhiều người. Thực tế, sau khi TRỘM CẮP tài sản người trộm cắp thường sẽ bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đi nơi khác để dễ dàng tẩu tán tài sản. Việc này gây khó khăn cho quá trình điều tra của cơ quan tiến hành điều tra. Vậy trộm cắp tài sản là gì? Nơi cư trú là gì? Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú sẽ XỬ LÝ như thế nào? Bài viết này Luật sư hình sự sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hành vi trộm cắp tài sản.
Trộm cắp tài sản Trộm cắp tài sản là gì?
Trộm cắp tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam là một loại tội phạm. Hành vi này được thực hiện lén lút, bí mật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.
Căn cứ cấu thành tội trộm cắp tài sản
Căn cứ Điều 173, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, để khởi tố vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản nói riêng cần xem xét 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan:
- Về khách thể: Người phạm tội cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ của người khác;
- Về mặt khách quan: Hậu quả của hành vi là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Tùy thuộc vào giá trị tài sản trộm cắp; Tính chất phạm tội có phạm tội có tổ chức…
- Về chủ thể: Bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Bộ luật Hình sự, người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng về tội trộm cắp tài sản;
- Về mặt chủ quan: Người phạm tội trộm cắp tài sản biết và phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người khác nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra.
Người phạm tội trộm cắp tài sản thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
>>>Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự
Nơi cư trú là gì?
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật Cư trú 2020, cư trú được giải thích là: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)”.
Nơi cư trú của cá nhân bao gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú hay nơi cư trú của công dân thì nơi ở hiện tại theo quy định của pháp luật được xác định là nơi cư trú của công dân.
Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?
Quyết định truy nã bị can
Trộm cắp tài sản là thực trạng diễn ra ngày càng phức tạp trong xã hội hiện nay, gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Dó đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại không bị xâm phạm, pháp luật đã quy định nguồn tin về tội phạm trong đó có bao gồm tố giác, tin báo về tội phạm của tổ chức, cá nhân.
Tố giác tội phạm theo Khoản 1, Điều 144, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hiểu là việc cá nhân phát hiện và tố giác hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi bị trộm cắp tài sản mà tội phạm đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì người bị hại báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để họ lập biên bản tiếp nhận.
Sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm trộm cắp tài sản, cơ quan điều tra sẽ kiểm tra, và ra quyết định sau:
- Quyết định khởi tố vụ án;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị.
Nếu ra quyết định khởi tố vụ án thì chuyển sang giai đoạn điều tra. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không rõ được bị can ở đâu, thì sẽ ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra theo Điểm a, Khoản 1, Điều 229, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trong trường hợp đã ra quyết định đình chỉ điều tra nhưng sau đó tìm thấy bị can thì căn cứ Điều 235, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra. Và vụ án sẽ được xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự bình thường.
Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú bị xử lý khi bị bắt cũng được xử lý căn cứ trên cấu thành tội phạm tại Điều 173, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào tính chất phạm tội, giá trị tài sản, …sẽ có khung hình phạt khác nhau.
Luật sư tư vấn khi thân chủ bị trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú
Luật sư đại diện cho thân chủ.
Trộm cắp tài sản là vấn đề lo lắng của nhiều người. Thường khi rơi vào trường hợp này, nếu người bị mất tài sản có giá trị vừa và nhỏ, họ thường sẽ bỏ qua, không báo với cơ quan có thẩm quyền. Người có tài sản bị mất trộm có giá trị lớn cũng sẽ bối rối, không biết giải quyết vấn đề. Lúc này, Luật sư có vai trò:
- Tư vấn, đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề cho thân chủ;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo hành vi trộm cắp tài sản;
- Đại diện theo ủy quyền của thân chủ là việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đây là bài viết liên quan đến vấn đề xử lý khi người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan đến pháp luật Hình sự cần tư vấn, giải đáp thắc mắc của tư vấn luật hình sự vui lòng liên hệ chúng tôi, Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87 trên website chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
via Xác định tội danh HS – Luật Long Phan PMT https://ift.tt/3rFHZb8
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét