Giấy vay tiền có cần công chứng không
Giấy vay tiền hay còn gọi là hợp đồng vay tài sản là thỏa thuận hợp tác giữa các bên, theo đó bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay. Khi kết thúc thời hạn vay, “bên vay phải hoàn trả” lại tài sản theo đúng số lượng, chất lượng và tiền lãi tương ứng, nếu có. Vậy giấy vay tiền có cần công chứng không, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Mẫu giấy vay tiền
Giấy vay tiền
Hình thức cho vay tiền có thể được thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản và các bên thực hiện giao nhận tiền với nhau. giấy vay tiền là hình thức thể hiện một giao dịch vay mượn hoàn thành khi các bên và người làm chứng nếu có cùng ký tên xác nhận hành vi giao nhận.
Giấy vay tiền hợp lệ khi nào?
Hiện nay để đảm bảo cho việc vay tiền được hoàn trả người cho vay, mọi người đa số sử dụng giấy vay tiền hoặc thực hiện một hợp đồng vay. Tuy nhiên, để soạn một giấy vay tiền, hợp đồng cho vay bao gồm các điều khoản, nội dung pháp lý hoàn chỉnh sẽ rất khó vì không phải ai cũng am hiểu nội dung pháp luật chi tiết.
Theo đó, đối với một giấy vay tiền hợp lệ cần bảo đảm có các nội dung pháp luật dân sự cơ bản sau:
Hình thức của giấy vay nợ có thể là lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi. Dù được viết tay hay đánh máy thì chúng đều có giá trị pháp lý ngang nhau.
Giấy vay nợ phải đáp ứng được các điều kiện pháp lý thông thường của Bộ luật dân sự:
- Cả 2 bên đi vay và cho vay đều phải có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
Giấy vay tiền phải có đủ chữ ký và dấu vân tay theo đúng giấy Chứng minh nhân dân để đảm bảo chắc chắn hiệu lực của pháp luật.
Hiệu lực pháp lý giấy vay tiền
Giá trị pháp lý Có công chứng
Để có thể chắc chắn được giấy vay tiền có thể đảm bảo quyền lợi nếu sau này giữa hai bên có tranh chấp phát sinh thì nên công chứng, chứng thực giấy vay tiền hoặc ít nhất là có người làm chứng thì mới xác định được chắc chắn vào thời điểm ký giấy vay tiền là bên vay và bên cho vay cả hai bên đều hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hoặc ép buộc.
Không công chứng
Như đã trình bày ở phần trên giấy vay tiền vẫn có thể có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng. Tuy nhiên, công chứng được xem như biện pháp đảm bảo quyền lợi bên cho vay nếu như đôi bên có phát sinh tranh chấp. Cho nên, thủ tục công chứng được khuyến khích khi hai bên viết giấy vay tiền hoặc thành lập hợp đồng vay, túy vấn đề này không bắt buộc.
Thủ tục thực hiện công chứng giấy vay tiền
Hướng xử lý khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả tiền
Nguyên tắc giải quyết theo pháp luật dân sự của Việt Nam thì luôn ưu tiên tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, đồng thời không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Vậy nên khuyến khích các bên giải quyết theo pháp luật dân sự trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân.
Trường hợp khi đã giải quyết theo pháp luật dân sự nhưng không thành hoặc người vay có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền theo như những gì đã thỏa thuận trước đó thì có thể trình báo cơ quan công an hoặc gửi đơn yêu cầu khởi tố tới Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an điều tra cấp huyện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.
Hồ sơ khi thực hiện công chứng Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi công chứng giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy vay tiền hoặc hợp đồng vay đã soạn sẵn, bản sao các giấy tờ tùy thân của bên cho vay và bên vay, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bên cho vay chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập giấy vay hoặc hợp đồng vay.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hai bên mang đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.
Bước 3: Tiến hành công chứng
Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng.
Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Trường hợp hợp đồng do hai bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng mà không vi phạm quy định theo pháp luật.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy vay hoặc hợp đồng đã công chứng.
Bên công chứng nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận giấy vay tiền hoặc hợp đồng đã công chứng.
Như vậy, giấy vay tiền trên thực tế là không bắt buộc công chứng. Tuy nhiên, để đảm quyền lợi của đôi bên khi phát sinh tranh chấp do quá hạn mà không trả tiền vay, không trả lãi vay hoặc những rủi ro không lường trước thì công chứng được khuyến khích thực hiện như một biện pháp đảm bảo.
>>> Xem thêm: MẪU HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đã đáp về vấn đề giấy vay tiền có cần phải công chứng. Nếu bạn đọc có hoặc còn bất cứ thắc mắc nào về giấy vay tiền hoặc vấn đề liên quan vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ trao đổi và tư vấn luật dân sự chi tiết. Xin cảm ơn!
via Thủ tục hành chính dân sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/giay-vay-tien-co-can-cong-chung-khong
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét