Điều kiện giao hàng CIF trong hợp đồng thương mại
Điều kiện giao hàng CIF trong hợp đồng thương mại được hiểu như thế nào? CIF là một trong những điều kiện giao hàng thuộc Incoterms 2020 đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các hợp đồng thương mại mang tính quốc tế. Khi đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không tránh khỏi việc liên quan đến Điều kiện CIF. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020.
Điều kiện giao hàng CIF trong hợp đồng thương mại
Cần hiểu về Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020 như thế nào? Khái niệm CIF Incoterms 2020
CIF là viết tắt của cụm từ Cost, Insurance and Freight. Khi cả hai bên mua, bán đã thỏa thuận áp dụng điều kiện giao hàng CIF vào giao dịch mua bán hàng hóa, bên người mua có thể mua lại hàng hóa đã được đặt sẵn trên phương tiện vận chuyển hoặc người mua có thể chỉ định tàu chuyên chở tại cảng (phải được thỏa thuận trong hợp đồng), sau khi thông quan xuất khẩu, người bán phải chuyển hàng hóa lên đúng tàu chuyên chở tại cảng do người mua đã chỉ định theo hợp đồng.
Tóm lại, đối với CIF Incoterms 2020, rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã an toàn trên tàu.
Khi áp dụng CIF Incoterms 2020 cần lưu ý những điểm sau
CIF chỉ được áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Vậy nên khi có nhiều hơn 1 phương thức vận tải hoặc người bán không thể trực tiếp vận chuyển hàng hóa lên tàu chuyên chở thì không thể áp dụng điều kiện CIF.
Chi phí thuê tàu chuyên chở hàng hóa đến cảng đích sẽ do người bán chịu trách nhiệm chi trả.
Đối với CIF, điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao cho phí là 2 địa điểm khác nhau, không xảy ra đồng thời. Cảng đi là điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua (khi hàng đã được an toàn trên tàu chuyên chở), còn cảng đến là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua (chi phí thuê tàu chuyên chở hàng về cảng đích do bên bán chi trả).
Khi các bên thỏa thuận áp dụng điều kiện CIF Incoterms 2020 vào trong hợp đồng giao dịch thì phải viết: CIF + Địa điểm tại cảng đích. Tuy nhiên, do rủi ro hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa đã an toàn tại cảng đi nên các bên cần lưu ý đề cập chi tiết, rõ ràng địa điểm bốc hàng lên tàu vào hợp đồng để tránh tranh chấp sau này.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong CIF quy định trách nhiệm chi trả các loại chi phí như thế nào? Bên bán chịu các chi phí gồm
- Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới cảng và bốc hàng liên phương tiện chuyên chở.
- Các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
- Chi phí thuê phương tiện vận tải chở hàng đến cảng đích.
- Chi phí chuyển các chứng từ vận tải đến cảng đích.
- Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải.
- Chi phí kiểm soát chất lượng, cân nặng, số lượng hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu.
- Chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Bên mua chịu các chi phí gồm
- Trả tiền hàng cho người bán.
- Các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
- Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho.
- Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải.
- Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.
- Các chi phí phát sinh về thủ tục hải quan nếu có tại các nước quá cảnh.
- Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.
Trách nhiệm thanh toán chi phí trong CIF
CIF quy định về nghĩa vụ của các bên ra sao? Người bán có nghĩa vụ
- Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải.
- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa.
- Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa trước khi giao lên tàu.
- Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
- Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản điện tử đến cảng đích cho người mua.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức thấp nhất.
Người mua có nghĩa vụ
- Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2 bên quy định.
- Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.
- Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
- Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.
Bảo hiểm hàng hóa trong CIF Incoterms 2020 quy định bên nào chịu trách nhiệm?
Người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ cho quyền lợi của người mua nếu trong quá trình hàng đi từ cảng đi tới cảng đích gặp phải vấn đề về mất mát hay hư hỏng. Mức bảo hiểm tối thiểu mà người bán phải mua trong Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên so với bản 2010 là bảo hiểm mức C – mức thấp nhất.
Điều kiện giao hàng CIF trong Incoterms 2020 đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế, cung cấp cho bên mua và bên bán nguồn có thể tham khảo và áp dụng trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc hiểu rõ CIF Incoterms 2020 là rất cần thiết để không mắc phải sai lầm, tránh những tranh chấp hợp đồng về sau.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến Điều kiện giao hàng CIF trong Incoterms 2020 thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!
via Soạn thảo, đàm phán ký kết HD – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/dieu-kien-giao-hang-cif-trong-hop-dong-thuong-mai
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét