Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định pháp luật như thế nào

Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định pháp luật như thế nào

Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định như thế nào trong trường hợp vợ chồng ly hôn không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân mà ly hôn giả tạo để tránh các nghĩa vụ về tài sản hoặc với các mục đích khác. Vậy việc ly hôn giả tạo vậy được pháp luật QUY ĐỊNH ra sao? Xử phạt như nào? Việc “xử lý” ly hôn giả tạo hiện nay thì ai có thẩm quyền, nếu bạn đang có quan tâm về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn điều đó.

ly hôn giả tạo

Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định pháp luật

Các vấn đề pháp lý về ly hôn giả tạo Ly hôn giả tạo là gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”.

Như vậy, việc ly hôn giả tạo không nhằm mục đích là chấm dứt quan hệ hôn nhân mà nhằm các mục đích khác như trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật …

Vì sao lại có trường hợp ly hôn giả tạo?

  • Lẩn tránh trách nhiệm về tài sản tài sản. Chẳng hạn như: chồng biết mình sắp phá sản nên đã tiến hành ly hôn giả tạo và cho vợ hết tài sản. Như vậy, người chồng đã tiến hành tẩu tán tài sản của mình và trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ.
  • Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số. Chẳng hạn như: Vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh thêm con thứ ba…
  • Ly hôn giả tạo để đạt mục tiêu khác mà không nhằm kết thúc hôn nhân: chính là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động. Chẳng hạn như: ly hôn giả tạo để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh người nhà sang.

Xử lý ly hôn giả tạo Ly hôn giả tạo có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi bị cấm theo pháp luật hôn nhân và gia đình là trường hợp ly hôn giả tạo.

Có thể thấy ly hôn giả tạo không phải là sự kết thúc hôn nhân do mục tiêu không đạt được, không phải do tình trạng hôn nhân trầm trọng, vợ chồng không còn yêu thương, chung thủy với nhau… Mà do lợi dụng mục đích của ly hôn để đạt được những mục đích khác của bản thân trái với quy định pháp luật và bị cấm. Như vậy, ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật.

Ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật

Ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử phạt ly hôn giả tạo ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ly hôn giả tạo như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  2. b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  3. c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
  4. d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Như vậy việc xử phạt ly hôn giả tạo có thể lên đến 20 triệu khi có đủ các căn cứ chứng minh việc ly hôn không nhằm mục đích để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.

Thẩm quyền xử phạt đối với ly hôn giả tạo

  • Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là: Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.
  • Căn cứ Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ly hôn giả tạo là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình lên đến 30 triệu.

Thẩm quyền xử phạt đối với ly hôn giả tạo

Thẩm quyền xử phạt đối với ly hôn giả tạo.

>> Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào?

Hậu quả pháp lý của việc giả tạo ly hôn

  • Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu.
  • Việc ly hôn giả tạo các tài sản sau hôn nhân nếu xảy ra tranh chấp sẽ không được đảm bảo theo các quy định của pháp luật.
  • Ly hôn giả tạo để kết hôn lấy chồng nước ngoài để bảo lãnh gia đình xuất ngoại. Trường hợp này khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân, đặc biệt là khi có những trường hợp xấu xảy ra như người họ kết hôn đại để được xuất ngoại không chịu ly hôn, hay các vấn đề giấy tờ, tài sản khi có tranh chấp cũng không được pháp luật đảm bảo.

Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn giả tạo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề về hôn nhân và gia đình thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. Xin cảm ơn!

via Tranh Chấp HNGĐ – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/xu-ly-ly-hon-gia-tao-theo-quy-dinh-phap-luat


Xem tai lieu online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện (1)

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện

Giới thiệu về tư vấn luật - luatlongphan