Hướng giải quyết khi giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền
Hướng giải quyết khi giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền vì hiện nay các giao dịch do người được ủy quyền thực hiện rất nhiều, đôi khi có nhiều trường hợp giao dịch “vượt quá phạm vi” ủy quyền gây ra những hậu quả rất khó lường. Vậy khi thực hiện giao dịch vượt mức thẩm quyền như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và GIẢI QUYẾT đối với những giao dịch đó như thế nào cho đúng pháp luật. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.
Giải quyết ra sao khi giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền.
Các định nghĩa Giao dịch dân sự là gì?
Căn cứ Điều 116 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự vượt quá phạm vi ủy quyền
Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Do đó, giao dịch dân sự vượt quá phạm vi ủy quyền là việc người được ủy quyền thực hiện việc giao dịch không nằm trong nội dung được ủy quyền và không được sự đồng ý của người ủy quyền.
Đặc điểm của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền
- Có căn cứ phát sinh quan hệ đại diện: Khi vấn đề hành động vượt quá phạm vi ủy quyền được đặt ra, thì trước đó, giữa người ủy quyền và người được ủy quyền đã tồn tại mối quan hệ pháp lý bên trong, tức là, giữa họ đã có sự ủy quyền làm căn cứ phát sinh quan hệ đại diện.
- Người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền: Dù hành động vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng người được ủy quyền vẫn hành động dưới danh nghĩa của người ủy quyền. Nếu người được ủy quyền hành động không nhân danh người được ủy quyền, thì không thể xem xét việc đại diện trong giao dịch.
- Người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền: Đặc điểm cuối cùng của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền chính là việc người được ủy quyền hành động ngoài phạm vi ủy quyền được cho phép.
Đặc điểm của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền
Giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền trách nhiệm thuộc về ai?
Thông thường giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện trừ các trường hợp luật quy định.
Các trường hợp giao dịch vẫn phát sinh quyền nghĩa vụ của người được đại diện:
- Người được đại diện đồng ý
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
Nếu giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì:
- Người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện
- Người đại diện không phải thực hiện nghĩa vụ nêu trên trong trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
>> Xem thêm: Người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền ký thì xử lý thế nào?
Hậu quả của giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền
Căn cứ Điều 139 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền được quy định như sau:
- Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
- Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
- Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Hậu quả việc giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền
Giải quyết ra sao khi giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền
Đối với người đã giao dịch với người đại diện xác lập giao dịch vượt quá phạm vi đại diện thì người đã giao dịch được thực hiện các quyền:
- Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Người đã giao dịch không có các quyền trên nếu người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đồng ý.
Trên đây là bài viết hướng giải quyết khi giao dịch thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ. Xin cảm ơn!
via Yêu cầu giải quyết việc dân sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/giao-dich-thuc-hien-vuot-qua-pham-vi-uy-quyen
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét