Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền ngày càng được quan tâm nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền, việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào? Đem lại LỢI ÍCH gì cho các chủ thể? Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Nhãn hiệu độc quyền Nhãn hiệu độc quyền là gì?
Nhãn hiệu độc quyền là những dấu hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh, hình 3 chiều, sự kết hợp các yếu tố đó với nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa này với chủ sở hữu khác.
Nhãn hiệu độc quyền
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm chỉ ra ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối việc từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Phân biệt nhãn hiệu độc quyền với thương hiệu độc quyền Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu Đăng ký bảo hộ Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển. Dấu hiệu nhận biết Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng. Thời hạn 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể. Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm các chủ thể sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
- Thứ hai, tên nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.
- Thứ ba, doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy các quốc gia, biểu tượng cờ, tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, đoàn thể, nhân vật lịch sử,…
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Giấy uỷ quyền
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Thủ tục thực hiện
- Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Ở bước này doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu đính kèm theo danh mục sản phẩm, dịch vụ cho công ty luật để có thể biết được kết quả sơ bộ là nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác không, trên cơ sở đó công ty luật có thể tư vấn và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tra cứu( có phí) tại dữ liệu của cục sở hữu trí tuệ để có được kết quả tra cứu chính xác hơn.
- Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Sau khi đã chốt được kết quả cuối cùng cho nhãn hiệu của mình thì doanh nghiệp sẽ kê khai hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Thời gian thực hiện
Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
- Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
- Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
- Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.
>>> Xem thêm: DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ – NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ chi tiết. Xin cảm ơn!
via Thủ tục hành chính SHTT – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-doc-quyen
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét