Tòa án có quyền xét xử bị cáo tội danh khác tội danh Viện kiểm sát đã truy tố không
Giới hạn xét xử của Tòa án trong vụ án hình sự là khuôn khổ, phạm vi giới hạn mà Tòa án không thể vượt quá trong quá trình xét xử vụ án. Vậy Tòa án có quyền xét xử bị cáo tội danh khác TỘI DANH Viện kiểm sát đã truy tố không? Trong những trường hợp nào Tòa án có thể xét xử tội phạm một tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố? Cùng tìm hiểu nhé.
Giới hạn xét xử của Tòa hình sự là gì?
Giới hạn xét xử của Tòa án trong vụ án hình sự
Có thể hiểu, quy định giới hạn xét xử trong vụ án hình sự được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo tính định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng.
Các chủ thể tham gia tố tụng giải giai đoạn xét xử, đặc biệt là xác định giới hạn cho Tòa án trong việc thực hiện quyền hạn của mình trong quá trình giải quyết vụ án, tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền, trái quyền gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, quy định về giới hạn xét xử còn đảm bảo cho bị cáo và người bào chữa có thể có thể chủ động trong việc chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để tranh tụng với quan điểm buộc tội từ Viện kiểm sát.
Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Giới hạn của việc xét xử như sau:
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều liệu hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Tòa án có thể xét xử bị cáo một tội danh nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với tội danh Viện kiểm sát đã truy tố hay không? Trường hợp xét xử nặng hơn
Căn cứ theo quy định về giới hạn xét xử của Tòa án được quy định tại Điều 196 BLTTHS 2003 thì Tòa án không được xét xử những người và những hành vi không bị Viện kiểm sát truy tố. Đồng thời, Tòa án không được xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Tòa án không thể xét xử bị cáo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Tại điều 298 BLTTHS 2015 có quy định mở rộng giới hạn xét xử cho Tòa án nhằm khắc phục những bất cập của BLTTHS 2003 như sau:
- Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
- Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Với quy định mới này, giới hạn xét xử của Tòa án đã được mở rộng hơn. Cụ thể, trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Tòa án có quyền:
- Được xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
- Không được xét xử những người và những hành vi không bị Viện kiểm sát truy tố.
Tòa án xét xử vụ án hình sự có thể xử bị cáo tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát đã truy tố
>> Xem thêm: Cách xác định mức án tù trong vụ án hình sự
Trường hợp xét xử nhẹ hơn
Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định rất rõ giới hạn xét xử của Tòa án. Tại khoản 2 Điều 298 có quy định như sau:
Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Giới hạn xét xử của Tòa án đối với bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố nhiều tội danh
Theo quy định tại Điều 298 BLTTHS 2015, ta có thể hiểu về giới hạn xét xử của Tòa án như sau:
Thứ nhất, Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử đúng với quy định “Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử”.
Thứ hai, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Thứ ba, trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Từ đó, có thể hiểu rằng Tòa án hoàn toàn có quyền xét xử những bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố nhiều tội danh mà không vượt quá giới hạn xét xử theo quy định của pháp luật.
Giới hạn xét xử của Tòa án đối với bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố nhiều tội danh
>> Xem thêm: Trình tự thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự như thế nào?
Bài viết trên đây là những quy định cụ thể của BLTTHS 2015 về việc giải đáp thắc mắc “Tòa án có quyền xét xử bị cáo tội danh khác tội danh Viện kiểm sát đã truy tố không?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức pháp luật hữu ích. Nếu có thắc mắc muốn giải đáp gấp hoặc nhờ luật sư hình sự trực tiếp TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, quý khách có thể liên hệ hotline 1900.63.63.87 của Công ty Luật Long Phan PMT. Cảm ơn quý khách!
Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/toa-an-co-quyen-xet-xu-bi-cao-toi-danh-khac-toi-danh-vien-kiem-sat-da-truy-to-khong
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét