Hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu bị xử lý thế nào
Hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu bị xử lý như thế nào là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Buôn bán hàng giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, gây thiệt hại trực tiếp cho chính những người tiêu dùng. Vậy pháp luật Việt Nam đã có những quy định ra sao về hành vi này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những nội dung liên quan đến vấn đề này.
Hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu Buôn bán hàng giả là gì?
Buôn bán hàng giả là Mua đi bán lại hàng hóa biết rõ là hàng giả.
Buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nói chung.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Bộ luật hình sự
Theo Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS), cấu thành tội phạm của tội buôn bán hàng giả bao gồm:
Khách thể của tội phạm:
- Tội buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
- Đối tượng tác động của tội phạm là hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 193, Điều 194 và Điều 195 BLHS)
- Nếu hàng giả là đối tượng tác động của các tội phạm khác thì người có hành vi buôn bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng như Điều 202; 207; 208; 226 BLHS.
Tội buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mặt khách quan của tội phạm
- Thứ nhất, hành vi khách quan là hành vi buôn bán.
- Thứ hai, hậu quả của tội phạm:
Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản. (Thiệt hại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng chính hãng, tài sản của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả).
Có thể thấy cấu thành tội phạm của tội danh này rất đặc biệt, vừa là cấu thành tội phạm vật chất, vừa là cấu thành tội phạm hình thức.
Hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả. Hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi đó gây nên chứ không phải do hành vi nào khác.
- Thứ ba, những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan như: Phương tiện phạm tội; phương pháp và thủ đoạn phạm tội; thời gian, địa điểm; hoàn cảnh phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm
Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp.
Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích của tội phạm tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ, mục đích của cá nhân hay pháp nhân phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Chủ thể của tội phạm
Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân, phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân, căn cứ vào Điều 75 BLHS thì Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định:
- Hành vi phạm tội buôn bán hàng giả được thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Hành vi phạm tội buôn bán hàng giả được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.
- Hành vi phạm tội buôn bán hàng giả được thực hiện có sự chỉ đạo, Điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
Phân biệt tội “buôn bán hàng giả” và tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”
Điểm khác nhau giữa tội sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Về mặt khách quan:
- Tội buôn bán hàng giả: các hành vi lừa dối người mua để thu lợi bất chính. Hành vi buôn bán hàng giả chỉ bị truy cứu khi số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc nếu dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt về hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc các hành vi như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, sản xuất, tang trữ, vận chuyển buôn bán hàng giả lương thực, thực phẩm, thuốc men… (quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 BLHS)
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: hành vi dung các thủ đoạn khác nhau nhằm chiếm đoạt hoặc cố ý sử dụng bất hợp pháp các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ (gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam). Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành tội phạm nếu hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích hay đạt tới quy mô thương mại.
Về đối tượng tác động:
- Tội sản xuất buôn bán hàng giả: đối tượng hướng tới là hàng giả.
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: đối tượng bị xâm hại bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lí.
Về mặt khách thể:
- Tội mua bán sản xuất hàng giả: những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lí chất lượng, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: trật tự quản lí kinh tế, sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam bảo hộ.
Xử lý hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 11 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định cụ thể mức xử phát đối với hành vi buôn hàng giả nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo BLHS đã quy định rõ về hình phạt đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả tại Điều 192
Buôn bán hàng giả có thể bị truy cứu TNHS
Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
>>Xem thêm: Quy định về khung hình phạt tội vận chuyển hàng giả
Trên đây là bài viết dưới góc độ của các nhà luật gia về hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu bị xử lý như thế nào. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/hanh-vi-buon-ban-hang-gia-nhan-hieu-bi-xu-ly-the-nao
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét