Hành vi mua tài sản do trộm cắp mà có, có phạm tội không
Hành vi mua tài sản do trộm cắp mà có, có phạm tội không? đang là một vấn đề pháp lý rất được quan tâm hiện nay. Bởi với tình hình tội phạm diễn ra khá phức tạp, chúng ta rất khó biết được trong các giao dịch hằng ngày tài sản ta mua có xuất xứ cụ thể thế nào. Nếu đó là tài sản do trộm cắp mà có thì chúng ta có vi phạm pháp luật không? Khi nào tiêu thụ tài sản trộm cắp là phạm pháp? Để làm rõ những vấn đề này mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp
Tiêu thụ tài sản do trộm cắp có vi phạm pháp luật không?
Để nhận định rõ hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp có vi phạm pháp luật không chúng ta cần xét đến yếu tố chủ thể tiêu thụ tài sản đó có biết về hành vi trộm cắp đó hay không. Theo quy định pháp luật, nếu người tiêu thụ tài sản hoàn toàn không biết về xuất xứ, nguồn gốc của tài sản khi tham gia vào giao dịch mua bán thì không vi phạm. Còn nếu biết, thì tùy vào giá trị và hành vi cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và giá trị tài sản đó.
Tiêu thụ tài sản do trộm cắp có vi phạm pháp luật không?
Khi nào tiêu thụ tài sản do trộm cắp bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Đồng phạm Tội trộm cắp tài sản (có sự hứa hẹn trước)
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Đồng phạm là có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm. Nếu xét trong trường hợp, người tiêu thụ tài sản đã có sự hứa hẹn từ trước với người phạm tội trộm cắp tài sản rằng sẽ tiêu thụ tài sản do người phạm tội trộm cắp thì họ đã biết rõ về hành vi trộm cắp và có ý gián tiếp xúi giục người phạm tội thực hiện hành vi. Hành vi này được xem là xúi giục người khác phạm tội hoặc tạo điều kiều kiện cho hành vi phạm tội xảy ra. Như vậy, lúc này ta có thể xác định người tiêu thụ tài sản chính là đồng phạm trong Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
>> Xem thêm: Lén trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?
Tiêu thụ khi biết rõ tài sản do trộm cắp mà có
Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người biết rõ về tài sản mà mình tiêu thụ có nguồn gốc từ hành vi trộm cắp nhưng không có hứa hẹn từ trước thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tùy vào giá trị tài sản cũng như quy mô và hành vi cụ thể mà bị xử phạt với các mức hình phạt khác nhau.
Hình phạt hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có Truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người tiêu thụ tài sản trộm cắp có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 20 đến dưới 100 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Nếu phạm tội mà tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi tài sản, vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Phạt vi phạm hành chính
Nếu người trộm cắp thực hiện lần đầu và tài sản trộm cắp giá trị dưới 02 triệu đồng thì người tiêu thụ tài sản trộm cắp bị phạt hành chính.
Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15);
- Cầm cố tài sản do trộm cắp do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 11).
>> Xem thêm:Tiêu thụ tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết pháp lý liên quan đến vấn đề Tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn nào về vấn đề trên hoặc cần TƯ VẤN VỀ LUẬT HÌNH SỰ về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài: 1900636387 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn vụ thể, Rất mong nhận được sự hợp tác!
Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/hanh-vi-mua-tai-san-do-trom-cap-ma-co-co-pham-toi-khong
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét