Tư vấn giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Tranh chấp địa giới hành chính là vấn đề vẫn luôn hiện hữu nhiều năm qua do tình trạng đường ranh giới hành chính chồng lấn dẫn đến tranh chấp giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố. Để hiểu rõ hơn về địa giới hành chính hay hồ sơ địa giới hành chính cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính, hãy cùng Luật sư đất đai tham khảo bài viết dưới đây.
Địa giới hành chính là Đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới
Địa giới hành chính là gì?
Địa giới hành chính là Đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Mốc địa giới hành chính được cắm ở những nơi dễ thấy trên thực địa và được biểu thị đầy đủ trên bản đồ địa giới hành chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trong địa phương mình, tổ chức tuyên truyền giáo dục nhân dân nơi có mốc địa giới hành chính nêu cao ý thức bảo vệ mốc địa giới, khi phát hiện mốc địa giới bị xê dịch, bị hư hỏng, bị mất phải kịp thời tổ chức khôi phục
Những căn cứ để xác định địa giới hành chính thường là: diện tích đất đai, dân số, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, lịch sử, truyền thống, tập quán và tình cảm của dân cư địa phương.
Hồ sơ địa giới hành chính
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đất đai 2013, hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó:
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có);
- Bản đồ địa giới hành chính;
- Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính;
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính;
- Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;
- Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã/phường/thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh xác nhận; cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương xác nhận; cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội Vụ xác nhận
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp địa giới hành chính
Từ năm 1996, hệ thống hồ sơ, bản đồ, mốc, đường địa giới hành chính các cấp của tỉnh Quảng Nam đã được lập theo Chỉ thị 364-CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và đã đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai theo lãnh thổ, giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
Tuy nhiên, do quá trình thực hiện Chỉ thị 364, các đơn vị thi công thực hiện dự án đã chuyển vẽ bản đồ địa giới hành chính cũ sang bản đồ mới bằng phương pháp chuyển vẽ nội nghiệp trong phòng, không trùng khớp với thực tế sản xuất, canh tác lâu đời của nhân dân, trong khi đó các địa phương lại không tiến hành kiểm tra tại thực địa. Các mốc địa giới hành chính được cắm đến nay phần lớn đã bị hư hỏng, quá trình phát triển kinh tế – xã hội, việc san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình lớn đã làm mất dấu, phá vỡ, biến dạng đường ranh giới hành chính giữa các địa phương.
Mặt khác, quá trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn đã làm thay đổi địa giới hành chính nhưng công tác lập hồ sơ địa giới hành chính để quản lý chưa được các ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện.
>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật về tranh chấp ranh giới đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết.
Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết
Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
Đối với tranh chấp cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Đối với tranh chấp cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Chính Phủ trình phương án giải quyết, Quốc Hội quyết định phê duyệt hoặc yêu cầu điều chỉnh
Đối với tranh chấp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Trên đây là bài viết chi tiết Tư vấn giải quyết tranh chấp địa giới hành chính. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI hỗ trợ.
Xem tai lieu online
Nhận xét
Đăng nhận xét