Trường hợp nào phải trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự

Trường hợp nào phải trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự

Trường hợp nào phải điều tra bổ sung vụ án hình sự là các trường hợp theo quy định pháp luật trong quá trình tố tụng người tiến hành tố tụng có thể tiến hành nhằm giúp giải quyết vụ án chính xác. Vậy trường hợp nào được trả hồ sơ điều tra bổ sung, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu.

Vụ án hình sự

Vụ án hình sự

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự là gì?

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự là thủ tục tố tụng mà người tiến hành tố tụng vụ án hình sự có thể tiến hành khi thỏa mãn các điều kiện được trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ giúp người tiến hành tố tụng làm rõ chứng cứ, thu thập thêm những chứng cứ bỏ sót.

Những trường hợp cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung

Những trường hợp cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và thủ tục tiến hành là:

  • Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
  1. a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
  2. b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
  3. c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
  4. d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
  • Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
  • Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
  • Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
  • Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.

Những trường hợp cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung

Những trường hợp cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung

Trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung:

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
  • Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
  • Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
  • Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Cơ quan trả hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ để điều tra bổ sung

Viện kiểm sát nếu có đủ điều kiện được trả điều tra hồ sơ bổ sung thì trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tiếp nhận và điều tra bổ sung.

Hội thẩm nhân dân hoặc thẩm phán nếu có đủ điều kiện được trả điều tra hồ sơ bổ sung thì trả hồ sơ cho Viện kiểm sát sẽ tiến hành tiếp nhận và điều tra bổ sung.

Số lần được trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Thời hạn điều tra bổ sung và số lần được trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là:

  • Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
  • Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
  • Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
  1. a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
  2. b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
  3. c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.

  • Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định pháp luật

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định pháp luật

Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án

Khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu Viện kiểm sát có thể tự thực hiện được thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát tự điều tra bổ sung, nếu không điều tra được thì trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung.

Trên đây là bài viết về vấn để trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự, qua bài viết công ty khái quát về các vấn đề về trả hồ sơ, trường hợp nào được trả hồ sơ, cơ quan trả và cơ quan tiếp nhận và thời hạn tiến hành điều tra bổ sung. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu thêm về thủ tục trong tố tụng hình sự.

>> Xem thêm: Trình Tự Thủ Tục Điều Tra Xét Xử Một Vụ Án Hình Sự Như Thế Nào?

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE1900.63.63.87để đượcTƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ nhanh chóng và tiện lợi. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/truong-hop-nao-phai-tra-ho-so-dieu-tra-bo-sung-vu-an-hinh-su


Xem tai lieu online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện (1)

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện

Giới thiệu về tư vấn luật - luatlongphan