Thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền

Thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền

Từ trước đến nay, các trường hợp “con nợ” bỏ trốn cùng với số tiền khổng lồ khiến chủ nợ phải lao đao đã là vấn đề không còn mới mẻ. Vậy trong những trường hợp đang cho vay, chủ nợ cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền được thực hiện như thế nào? Sau đây Luật Long Phan PMT sẽ tiến hành giải đáp các vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, mời quý bạn đọc cùng đón xem:

Thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền

Thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền

Để ngăn chặn người nợ tiền bỏ trốn cần làm gì?

Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, bên vay tiền có nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay khi đến hạn trả nợ, Đồng thời, tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vì vậy, khi đã quá hạn trả nợ, bên vay nợ vi phạm nghĩa vụ trả tiền thì bên còn lại có quyền khởi kiện đến tòa án nơi cư trú của bị đơn để yêu cầu giải quyết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn người nợ tiền trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, chủ nợ có để làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với người nợ tiền kèm theo đơn khởi kiện. Cụ thể, theo Điều 111 BLTTDS 2015 có quy định, cá nhân có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án, đồng thời bảo vệ tài sản của cá nhân.

Theo khoản 12, khoản 13 Điều 114; Điều 133 BLTTDS 2015, chủ nợ khi làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, phải trình bày biện pháp cụ thể cần được áp dụng và ghi rõ yêu cầu người nợ tiền không rời khỏi nơi cư trú trong quá trình giải quyết vụ án.

Trình tự, thủ tục thực hiện khởi kiện

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
  • Đơn khởi kiện
  • Giấy tờ vay tiền/ chứng cứ chứng minh khoản vay nợ
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD, sổ hộ khẩu
  • Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Theo BLTTDS 2015, người có quyền gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi bị đơn cư trú
  • Nộp tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14 và khoản tiền đảm bảo cho yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với các biện pháp theo quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015.

Trình tự, thủ tục thực hiện khởi kiện

Trình tự, thủ tục thực hiện khởi kiện

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện giật hụi

Tố cáo yêu cầu xử lý hình sự khi có dấu hiệu vi phạm Các tội phạm có thể cấu thành

Để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ nợ còn có thể gửi đơn tố cáo cơ quan công an nơi người nợ tiền cư trú, để yêu cầu cơ quan công an điều tra về một trong các hành vi sau đây:

  • Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015về hành vi vay tiền, có khả năng chi trả mà cố tình không trả. Trường hợp chỉ được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chủ thể có hành vi dùng các thủ đoạn gian dối (dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật))chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó, chủ thể có hành vi gian dối ( lừa gạt) người khác khiến cho họ có lòng tin vào chủ thể có hành vi gian dối và đưa tài sản cho người có hành vi gian dối sau đó chủ thể này sẽ chiếm đoạt tài sản của họ.Và để được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chủ thể có hành vi gian dối có lỗi cố ý
  • Hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Trình tự thực hiện việc tố cáo

Theo Điều 478 BLTTHS 2015, cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Căn cứ theo Điều 144 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiện nghị khởi tố thì người bị xâm hại quyền, lợi ích có thể tố cáo tại nơi đối tượng sinh sống hoặc tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo hoặc tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định pháp luật.

  • Chủ nợ sẽ tiến hành làm đơn tố cáo và nộp đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo
  • Xác minh nội dung tố cáo
  • Kết luận nội dung tố cáo
  • Gửi kết luận nội dung tố cáo

Trình tự thực hiện việc tố cáo

Trình tự thực hiện việc tố cáo

>>>Xem thêm: Hướng giải quyết khi người vay nợ bỏ trốn

Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục ngăn chặn một người bỏ trốn khi đang nợ tiền, nếu quý bạn đọc có bất kì vướng mắc nào, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của chúng tôi giải đáp rõ hơn. Trân trọng.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/thu-tuc-ngan-chan-mot-nguoi-bo-tron-khi-dang-no-tien


Xem tai lieu online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện (1)

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện

Các dấu hiệu tội phạm của tội đánh bạc qua mạng