Làm gì khi có người thân đang bị tạm giữ hình sự

Làm gì khi có người thân đang bị tạm giữ hình sự

Làm gì khi có người thân đang bị tạm giữ hình sự, bị tạm giữ là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, mọi người luôn quan tâm đến các quy định liên quan đến tạm giữ, tạm giam. Vậy khi mình hoặc người thân bị tạm giữ thì chúng ta thực hiện điều gì để có thể đảm bảo được quyền lợi nhưng vẫn tuân thủ theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Làm gì khi có người thân đang bị tạm giam hình sự

Làm gì khi có người thân đang bị tạm giam hình sự

Những đối tượng bị tạm giam theo quy định

Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, bao gồm:

  • Bị can;
  • Bị cáo;
  • Người bị kết án phạt tù;
  • Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án;
  • Người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

>>> Xem thêm: Điều kiện bảo lãnh cho người bị tạm giam

Người nhà có được phép gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam hay không ?

Tại điểm d khoản 1 Điều 9  Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Trong đó, theo khoản 8 Điều 3 luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thân nhân của người bị tạm giam, tạm giữ. Người thân được gặp người bị tạm giam một lần trong tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần không quá một giờ.

Trường hợp không được gặp thân nhân khi bị tạm giam

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, các trường hợp không được thăm người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm:

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
  • Cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án;
  • Người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
  • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
  • Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  • Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
  • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật.

Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có quyền không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam nhưng phải nêu rõ lý do không cho gặp cho người yêu cầu đến thăm.

Thủ tục để gặp người thân đang bị tạm giam, tạm giữ

Thủ tục để gặp người thân đang bị tạm giam, tạm giữ

Thủ tục gặp người bị tạm giam Mẫu đơn gặp người bị tạm giam

>>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, TẠM GIỮ

Thủ tục gặp người bị tạm giam

Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,

Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,

Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;

Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Bước 4: Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

Lưu ý, đối với trường hợp người bị tạm giam là người nước ngoài thì theo khoản 5 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, việc thăm gặp vẫn được thực hiện theo thủ tục, thời gian được nêu ở  trên.

Người thân bị tạm giữ, tạm giam trái quy định pháp luật

Người thân bị tạm giữ, tạm giam trái quy định pháp luật

>>> Xem thêm: Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam

Người thân bị tạm giữ trái quy định thì cần làm gì?

Bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Cụ thể:

  • Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc có lệnh bắt người nhưng thực hiện không đúng thủ tục.
  • Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không khi có lệnh của người có thẩm quyền; tạm giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.

>>> Xem thêm: Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Như vậy, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những hành vi nằm ngoài quy định pháp luật cho phép. Những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề làm gì khi có người thân bị tạm giữ hình. Nếu có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư về vấn đề trên hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua HOTLINE  1900.63.63.87 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Nguồn: Luật Hình sự – Luật Long Phan PMT https://luatlongphan.vn/lam-gi-khi-co-nguoi-than-dang-bi-tam-giu-hinh-su


Xem tai lieu online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện (1)

Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện

Các dấu hiệu tội phạm của tội đánh bạc qua mạng